So sánh giữa ứng dụng sàn bê tông nhẹ và sàn bê tông đổ truyền thống

Đăng bởi vatlieucongnghe - 03:25 20/07/2021

Sàn bê tông truyền thống có lẽ vốn là vật liệu sử dụng bất biến từ xa xưa đến nay. Bởi qua thời gian nó cũng đã chứng minh tính bền vững chắc chắn của nó theo năm tháng. Và vài chục năm trở lại đây bạn lại được nhắc nhiều đến cụm từ bê tông nhẹ – được xem là loại vật liệu xanh thân thiện với môi trường. Vậy sự khác biệt giữa bê tông truyền thống và bê tông nhẹ cụ thể như thế nào? 

 

Bê tông truyền thống và bê tông nhẹ

Bê tông truyền thống là sàn bê tông cốt thép được đổ tươi với hỗn hợp cát, đá, xi măng có độ dày có thể tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng. Đây cũng là phương pháp xây dựng đã tồn tại hàng ngàn năm lịch sử. Tuy nhiên ngoài ưu điểm vững chắc thì nó cũng còn khá nhiều nhược điểm như: trọng lượng, thi công mất thời gian, thi công phụ thuộc vào thời tiết…

Sàn bê tông nhẹ là một sản phẩm bê tông đúc sẵn được sản xuất dây chuyền dựa trên công nghệ hiện đại bởi các nguyên liệu xanh thân thiện với môi trường. Bê tông nhẹ là sản phẩm hoàn hảo tối ưu các nhược điểm của loại bê tông truyền thống. Bê tông nhẹ không chỉ ứng dụng làm sàn mà còn có thể dùng nó để lót mái, làm tường, làm vách ngăn,… có thể nói chỉ với sản phẩm bê tông nhẹ bạn đã có thể nhanh chóng dựng lên một căn nhà và thậm chí là có thể tháo ra để di chuyển.

 

Danh mục sản phẩm bê tông nhẹ:

So sánh giữa ứng dụng sàn bê tông nhẹ và sàn bê tông đổ truyền thống

1. Nguyên liệu 

Bê tông truyền thống được làm bởi vật liệu tạo nên bê tông như: cát, đá, xi măng còn có thêm sợi thép giúp cho bê tông tăng cường khả năng chịu lực cũng như tăng cường độ kéo bền. 

Bê tông nhẹ thì ngoài các nguyên vật liệu giống với bê tông thông thường còn cát mịn,thạch anh, sản phẩm bê tông khí chưng áp có bổ sung phụ gia tạo bọt ở bê tông bọt và các nguyên liệu này sẽ được phối trộn theo tỷ lệ nhất định trước khi đi qua quy trình sản xuất hiện đại.

2. Công nghệ sản xuất

Bê tông truyền thống sản xuất theo quy trình cần thiết, và làm trực tiếp tại công trình, không tạo ra sản phẩm sẵn có như bê tông nhẹ. Bê tông nhẹ có thể thực hiện và hoàn thành trực tiếp bằng các sản phẩm có sẵn. Riêng với bê tông khí chưng áp, cần qua khâu hấp trước khi tạo thành khối sản phẩm bê tông nhẹ đúc sẵn hoàn thiện. Ngoài ra, bê tông bọt nhẹ ngoài thực hiện sản xuất tại nhà máy có thể sản xuất ngay tại công trình.

3. Khối lượng trọng lượng

Khối lượng của sàn truyền thống: 250-300kg/m2 trong khi đối với sàn bê tông siêu nhẹ là 180-220kg/m2 sàn. 

Trọng lượng riêng của bê tông nhẹ khí chưng áp là 400kg/m3, bê tông bọt nhẹ là 700kg/m3 nhưng so với bê tông truyền thống có khối lượng lên đến 2,2 tấn/m3. 

Như vậy cho thấy bê tông nhẹ có ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều đặc biệt là về sự tối ưu về trọng lượng. Nhờ đó mà nền móng không phải chịu lực dồn xuống quá lớn gây hiện tượng sụt, lún, thậm chí nứt hoặc đổ tường làm mất an toàn.

4. Phương pháp thi công

Thi công đổ bê tông truyền thống thường phải thực hiện trực tiếp tại công trình phải huy động thiết bị máy móc, giàn cốt pha và lực lượng nhân công để thực hiện đổ bê tông tươi nhanh và gấp rút bởi bê tông sau khi trộn nhanh chóng bị cứng hóa. 

Trong khi đối với sàn bê tông nhẹ, thì công việc lại nhẹ nhàng hơn rất nhiều, đa phần bê tông nhẹ đều là sản phẩm có sẵn nên chỉ việc lắp ghép trên giàn đỡ sắt thép rồi nối kẽ lắp ghép lại.

5. Thời gian thi công 

Thời gian thực hiện công trình đổ bê tông truyền thống đòi hỏi thời gian khá lâu từ khâu chuẩn bị cho đến khi bảo dưỡng. Tuy nhiên việc thi công sàn bê tông nhẹ nhanh hơn lên đến 30-40%. Với vật liệu bê tông nhẹ bạn chỉ cần lắp ghép các tấm bê tông nhẹ lại với nhau là có thể hoàn thành công trình mà không phải chờ đợi ở công đoạn nào cả.

6. Chi phí xây dựng 

Chi phí thi công sàn bê tông nhẹ sẽ thấp hơn nhiều so với công trình thi công bê tông truyền thống. Đối với sàn bê tông cốt thép truyền thống chi phí đối với mỗi mét vuông sàn cần đổ có thể lên đến 1.200.000đ/m2 trong khi đối với sàn bê tông siêu nhẹ tiết kiệm rẻ hơn đến 40% chi phí.

Ngoài có lợi về kinh tế sản phẩm bê tông nhẹ sau khi hoàn thành cũng có những ưu điểm vượt trội hơn so với bê tông truyền thống:

  • Khả năng cách âm và cách nhiệt của bê tông nhẹ tốt hơn hẳn so với loại bê tông truyền thống.
  • Khả năng chịu lực, khả năng chống thấm nước tốt ngang với bê tông truyền thống
  • Việc thi công sàn bê tông nhẹ dễ dàng thực hiện trong điều kiện thời tiết và địa hình khó

Kết luận:

Như vậy có thể nói vật liệu bê tông truyền thống không thể hiện được những yêu cầu tốt nhất cho việc xây dựng các công trình. Đồng thời bộc lộ nhiều nhược điểm. Do vậy mà bê tông nhẹ cho đến bê tông siêu nhẹ hoàn toàn có thể trở nên là loại vật liệu hay sản phẩm hữu ích nhất.

798 Views
  • Trang chủ
  • Phone
  • Zalo